Nếu ai đã, đang hoặc dự đinh làm nhà cũng lẽ đều đã từng nghe đến trấn trạch nhà đất, bùa trấn trạch,…Vậy, trấn trạch là gì? Cần dùng khi nào? Lưu ý khi trấn trạch? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết của An An nhé
Trấn trạch là gì?
Trấn trạch trong phong thủy là việc chôn những vật đặc biệt xuống dưới đất tại mộ hoặc nền dương trạch với mục đích giúp ổn định ngôi nhà trước những tác động tiêu cực đến người sống bên trong, giúp thành viên gia đình được khỏe mạnh, an lành.
Cần trấn trạch trong những trường hợp sau:
+ Mạch đất đi qua nhà (đất) bị tổn thương.
+ Đất dưới nền nhà nhiều hàn khí, mức năng lượng thấp dưới mức có lợi cho sức khỏe.
+ Môi trường xung quanh nhà có quá nhiều âm khí, vong ma dễ xâm nhập vào nội cục bên trong.
Các thầy phong thủy thường trấn trạch bằng các biện pháp sau:
+ Sử dụng các vật phẩm phong thủy là những linh vật trấn trạch: tỳ hưu, nghê, sư tử, chuông gió, gậy như ý, hồ lô, cầu thủy tinh, rồng, rùa đầu rồng, gương bát quái, chó,…Những linh vật này có khả năng trấn áp rất mạnh nên được sử dụng rộng rãi trong phong thủy.
+ Sử dụng bùa chú, bùa trừ tà, bùa cầu may.
+ Dân gian, không phải thầy phong thủy thì đôi khi dùng cháo loãng, trà vang, ..
Những lưu ý cho thầy phong thủy trong trấn trạch
(tham khảo từ thầy Ngô Trọng Hiếu)
Thứ 1 là mỗi ca bệnh tính chất khác nhau thì trận pháp mỗi ca là khác nhau không nhà nào giống nhà nào. Ông thầy phải đi thực địa đất cân lực mới lên được trận, xác định trước vị trí đặt, phải chọn ngày giờ làm và cuối cùng là phải chính tay đặt chứ không có chuyện đến ngày giờ làm lại để cho gia chủ tự đặt đồ trấn yểm.
Thứ 2 đồ trấn yểm thường được sử dụng là đá năng lượng, đồ đồng được đúc bằng các hình tượng thiêng như rùa long quy, cóc; các đạo phù bằng giấy được viết bằng mực có ẩn khí của người thầy kết nối vời tầng không gian của chư thiên chư phật. Đồ trấn yểm được sắp xếp theo trận pháp biểu tuân theo các quy luật lớn của Trời đất hoặc tuân theo kết nối phương vị của dòng lý khí phong thủy mà người thầy sử dụng.
Thứ 3 để có thể thiết lập các trận trấn yểm người thầy phải có kiến thức về loan đầu và lý khí; bản thân cơ thể kinh lạc và luân xa phải thông để có được điều này người thầy phải khổ luyện .Ngoài ra để kết nối với chiều năng lượng của chư Thiên chư Phật người thầy phải giữ đức rèn tâm và đức tin thờ phụng đấng bề trên. Để đến khi lập trận trấn yểm mới có thiên lực ra hộ được. Nếu ai làm thầy muốn trấn yểm được ngoài việc có chân mệnh mà không có đức tin vào thần phật thì quý thầy đó tốt nhất nên né những nhà nặng và ông chỉ nên tham gia vào phong thủy mảng nội thất thôi chứ nhà xây mới và nhất là âm trạch nên né toàn tập :))
Thứ 4 là giá để cho người thầy trấn yểm thường cao ngoài phần khổ luyện, tích lũy kiến thức ở điểm 2 và 3 như đã nói ở trên, khi làm việc trấn yểm ông thầy bị những ô nhiễm khí xấu tác động vào cơ thể, giúp người dương thì phạm lỗi với vong ma trấn xong thì bị ám rình lúc sơ hở là bị cắn. Sau những buổi trấn yểm xong người thầy phải khổ sở đẩy khí âm trong cơ thể ra nếu không làm được sẽ phát bệnh; lại phải cúng lễ phóng sinh để chuyển hóa lỗi phạm với vong ma.
Quý vị là khách hàng nên hiểu rõ rủi ro nghề nghiệp của người làm thầy để có chuẩn bị về mặt kinh tế. Chi phí tính toán phương vị và thời gian làm+ chi phí luyện tăng lực đồ trấn yểm + chi phí vật tư và chi phí lúc trấn yểm trực tiếp là 4 mục tách biệt rõ ràng dưới góc nhìn kinh tế. Quý vị nên hỏi rõ 4 mục chi phí với người thầy nếu ông thầy nào không rõ ràng kinh phí theo 4 mục này thì rất dễ có vấn đề
Thứ 5, trấn yểm đất là cụm giải pháp trong 4 lớp điều chỉnh trường khí của việc làm phong thủy, nó có mối quan hỗ trợ giữa sắp xếp kiến trúc xây dựng cơ bản và nội thất, phong thủy trợ mệnh và mệnh học trong phối hợp làm dương trạch. Các cụm giải pháp đều cần được ông thầy vận dụng linh hoạt. Không phải nhà nào cũng có đủ tiền làm Trấn yểm và không phải ông thầy nào cũng đủ lực với chân mệnh để làm chấn yểm. Tất nhiên là trấn yểm với ca nền đất nặng là giải pháp gốc rễ. Trong điều kiện kinh tế gia chủ không có thì sẽ dồn vào 3 cụm giải pháp còn lại.
Đá quý An An