Kim cương thiên nhiên, nhân tạo cùng với Moissanite và CZ có rất nhiều điểm tương đồng và thường xuyên bị nhầm lẫn với nhau. Bài viết tổng hợp lại tính chất các loại trên được Đá quý An An trích dẫn để mọi người dễ hình dung và so sánh, đưa ra lựa chọn phù hợp túi tiền. Tránh bị mua hớ.
💎 Ở vị trí cao nhất, dĩ nhiên là KIM CƯƠNG THIÊN NHIÊN. Kim cương hội đủ những yếu tố cần có của một viên đá quý: Hiếm, độ cứng cao, lửa mạnh, tinh khiết, bền với hóa chất và nhiệt độ, thỏa mãn thị hiếu. Do vậy giá cũng cực mắc. Chính vì không phải ai cũng đủ điều kiện kinh tế để sở hữu kim cương, nên mang trang sức gắn kim cương còn thể hiện đẳng cấp của người đeo.
💎 Kim cương trong tự nhiên rất hiếm và khó khai thác, người ta đã tìm ra cách tổng hợp KIM CƯƠNG NHÂN TẠO trong phòng thí nghiệm. Kim cương nhân tạo được tổng hợp theo 2 phương pháp chính là phương pháp cao áp cao nhiệt HPHT (sử dụng nhiệt độ và áp suất cực kỳ cao nhằm tái tạo môi trường giống như tự nhiên để kim cương hình thành), và phương pháp bốc hơi lắng tụ hóa học CVD (sử dụng tia plasma chia tách phân tử khí Carbon cho đến khi chỉ còn lại nguyên tử Carbon lắng tụ và phát triển trên mầm kim cương có sẵn). Do cách tổng hợp phức tạp, giá thành cao không kém gì kim cương thiên nhiên, nên kim cương nhân tạo thường được sử dụng trong kỹ thuật quang học, các chip điện tử cao cấp hơn là dùng làm trang sức.
💎 MOISSANITE – Sự thay thế hoàn hảo cho kim cương. Chúng tỏa sáng không khác gì một viên kim cương thiên nhiên. Ngoài độ cứng và tính chất khúc xạ, điều đặc biệt là Moissanite có độ dẫn nhiệt hoàn toàn tương tự như Kim cương. Chính vì vậy, bút thử kim cương hoàn toàn vô tác dụng và không thể phân biệt Moissanite. Moissanite là đá nhân tạo nên giá thành rẻ hơn kim cương rất nhiều. Bởi vậy, nếu không thể sở hữu kim cương, thì Moissanite là lựa chọn số 2 bạn nên cân nhắc.
💎 Xếp thứ 3 là CZ. CZ là tên viết tắt của CUBIC ZIRCONIA – Loại đá công nghiệp được sử dụng rộng rãi nhất để thay thế kim cương. Phẩm chất CZ đứng sau Moissanite, do độ cứng và chiết suất thấp hơn. Sau 1 thời gian sử dụng, CZ sẽ xuống cấp, không giữ được vẻ đẹp như kim cương thiên nhiên và Moissanite. Đổi lại giá thành CZ cực rẻ, thậm chí chỉ với vài trăm ngàn, bạn đã có thể sở hữu 1 món trang sức gắn CZ đẹp long lanh. Gần đây 1 số nơi bán đá CZ nhưng lại gọi đó là kim cương nhân tạo. Đây là cách đánh tráo khái niệm hòng trục lợi, cần lưu ý để tránh bị mua hớ.
💎 Xếp vị trí cuối cùng là các dạng vật liệu giả kim cương rẻ tiền như pha lê, thủy tinh, nhựa. Các sản phẩm này dĩ nhiên độ cứng, độ bền, lấp lánh đều rất kém, không nên sử dụng.
Với những chỉ dẫn này, hy vọng các bạn đã biết loại đá nào phù hợp với ngân sách của mình, để đưa ra lựa chọn.
Nguồn: Đỗ Quang Khánh (Mr.)