Nội dung chính trong bài viết
Đá Peridot là gì?
Đá Peridot là 1 loại đá quý thuộc nhóm khoáng sản Olivine. Trong giới thương mại, nhiều người còn gọi Peridot là Olivine nhưng khi nói đến đá quý, Peridot mới là cái tên đúng.
Peridot là 1 loại đá quý rất đặc biệt bởi màu của nó đến từ chính những thành phần hóa học cơ bản của khoáng chất chứ không phải từ những tạp chất vi lượng như các loại đá quý khác. Do đó, Peridot là 1 trong sốt ít loại đá quý được tìm thấy chỉ có 1 màu – xanh lá cây, đôi khi hơi ngả sang vàng.
Peridot có thể nhầm lẫn với những loại đá quý có màu xanh lục tương tự như Ngọc lục bảo, Ngọc bích hay thậm chí là thạch anh xanh. Tuy nhiên, khúc xạ kép của đá Peridot rất mạnh. Trong những viên đá dầy, ta có thể dễ dàng nhìn thấy sự nhân đôi cạnh dưới thấp hơn bằng cách nhìn xuống bằng mắt thường.
Đá Peridot giữ vị trí quan trọng trong lịch sử loài người. Ở phương Tây, nó được coi là viên đá tháng 8 và là món quà để trao trong lễ kỉ niệm 16 năm ngày cưới.
Đặc tính đá Peridot trong tự nhiên
- Công thức hóa học: (Mg, Fe)2SiO4 silicat sắt magiê
- Cấu trúc tinh thể: Orthorhombic, lăng kính nhỏ gọn ngắn, thẳng đứng
- Màu: vàng – xanh, oliu, nâu
- Độ cứng thang Mohs: 6.5 – 7.0
- Trọng lượng riêng: 3.27 – 3.48
- Chiết suất: 1.650 – 1.710
- Lưỡng chiết suất: 0.035 – 0.038
- Sự phân tách: Không rõ ràng
- Độ trong: trong suốt
Phân bố đá Peridot xanh lá cây
Hầu hết đá Peridot được hình thành trong lòng đất được đưa lên trên bề mặt bởi hoạt động kiến tạo hoặc núi lửa phun trào. Ngày xưa đá Peridot được khai thác rất nhiều ở đảo Zabargad (Biển Đỏ).
Ngày nay, đá Peridot xanh lá cây được tìm thấy ở Pakistan (ở khu vực Kashmir và khu vực biên giới Pakistan-Afghanistan). Hàng thượng phẩm thì thường có ở Myanmar. Ngoài ra còn có trữ lượng Perdiot còn có ở Úc (Queensland), Brazil (Minas Gerais), Trung Quốc, Kenya, Mexico, Na Uy (phía bắc thành phố Bergen), Nam Phi, Sri Lanka, Tanzania và Hoa Kỳ (Arizona và Hawaii). Gần đây, Trung Quốc đã trở thành nhà sản xuất peridot lớn nhất.
Ở Việt Nam ta, đá Peridot xanh lá cây được khai thác ở những nơi đất đỏ bazan có hoạt động phun trào mắc-ma như Lâm Đồng hay Gia Lai. Chất lượng đá Peridot xanh lá cây ở Việt Nam được đánh giá khá cao trên thế giới.
Lịch sử, truyền thuyết đá Peridot
Peridot là 1 trong những viên đá được con người sử dụng sớm nhất trong lịch sử. Tuy nhiên từ thời cổ, đá Peridot đã thường xuyên bị nhầm lẫn với nhiều loại đá quý (như Topaz hay Ngọc lục bảo) và được gọi dưới nhiều tên khác nhau
Những ghi chép cổ xưa đã cho thấy từ năm 1500 TCN, người Ai Cập cổ đại đã khai thác một viên đá quý màu xanh lá cây tuyệt đẹp trên một hòn đảo ở Biển Đỏ có tên là Topazios, hiện được gọi là Đảo St. John hoặc Zabargad.
Truyền thuyết kể rằng hòn đảo có rất nhiều rắn, khiến việc khai thác rất khó khắn, cho đến khi một Pharaoh táo bạo đã thành công trục xuất hết lũ rắn xuống biển. Những viên đá màu xanh lá cây đó đẹp mê ly đó chính là Peridot! Hiện nay, 1 vài nhà sử học tin rằng bộ sưu tập Ngọc lục bảo nổi tiếng của Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra rất có thể chính là đá Peridot.
Ở Hawaii, từ xưa đã lan truyền 1 truyền thuyết về nguồn gốc đá Peridot xinh đẹp này. Chuyện kể rằng Pele là 1 nữ thần xinh đẹp nhưng nổi tiếng độc ác và tàn nhẫn sống trong núi lửa. Nàng có sở thích “gom” trai lạ về để làm tình nhân. Và sau khi đã chán chàng trai, Pele sẽ dùng những dòng dung nham nóng chảy để thiêu cháy người tình của mình. Vào những lúc cô đơn, Pele khóc vì những tội lỗi mà mình gây ra. Những giọt nước mắt ấy đã tạo nên đá Peridot nên Peridot còn được gọi là “Giọt nước mắt nữ thần”.
Người La Mã cổ đại rất thích chiêm ngưỡng Peridot dưới ánh nến hoặc trong ánh sáng ấm áp của lửa trại và đặt tên cho nó là “Ngọc lục bảo chiều tà”.
Peridot được nhắc đến nhiều lần trong Kinh thánh dưới cái tên là “Pitdah”. Peridot được tin là 1 trong những viên đá quý trên tấm giáp ngực của các linh mục cấp cao Do Thái. Thời trung cổ, Peridot xanh lá cây được mang về Trung Âu sau cuộc Thập tự chinh và được dùng để trang trí cho những nhà thờ như Nhà thờ lớn Cologne ở Đức
Napoleon Đại Đế vĩ đại của Pháp từng tặng đá Peridot cho Josephine để bày tỏ tình yêu và sự ngưỡng mộ bất diệt của mình dành cho nàng.
Tác dụng sức khỏe của đá Peridot
Peridot là viên đá có làm sạch với khả năng hỗ trợ đào thải độc tố khỏi cơ thể. Khả năng chữa bệnh của đá Peridot xanh lá cây hoạt động giống như 1 loại thuốc bổ, làm sạch cơ quan nội tạng và củng cố chúng.
Đá Peridot còn làm giảm các rối loạn về giấc ngủ, nó phát ra các rung động giúp thư giãn và làm dịu tâm trí để có được giấc ngủ ngon, tránh những cảm giác mệt mỏi do ác mộng mang lại
Ý nghĩa phong thủy đá Peridot
Đá Peridot từ lâu đã được coi như 1 sự trợ giúp cho tình bạn và được cho là giúp giải phóng tâm trí khỏi những suy nghĩ ghen tị. Sử dụng đá Peridot giúp bạn giảm các cảm giác tiêu cực, mang lại sự vui vẻ, lạc quan, thu hút những người xung quanh.
Đá Peridot cũng cực kì có lợi cho những ai có vấn đề về lòng tự trọng. Nó giúp tăng cường tự tin, sự khẳng định với bản thân mình. Peridot giúp 1 người nhìn thấy ánh sáng của chính mình, để họ nhận ra rằng họ xứng đáng với tình yêu, tình bạn, xứng đáng với 1 cuộc sống hạnh phúc.
Đá Peridot hợp mệnh gì?
Đá Peridot có màu xanh lá cây, theo phong thủy ngũ hành phương Đông, nó hợp với người mệnh Mộc và mệnh Hỏa.
Sử dụng các trang sức như vòng tay phong thủy hay nhẫn đá Peridot giúp những người trên gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong công việc và gia đình.
Hướng dẫn sử dụng đá Peridot
Nhìn chung thì Peridot tương đối cứng và bền, tuy nhiên nó vẫn khá mềm so với nhiều loại đá quý khác. Vì vậy, để tránh trầy xước thì khi vận động mạnh, chơi thể thao, làm việc nhà,..bạn nên tháo bỏ các trang sức ra. Cũng cần tránh để Peridot cạnh các loại đá có độ cứng cao hơn.
Peridot được biết đến là có nguy cơ nổ dưới áp lực lớn, vì vậy không nên thiết kế các loại trang sức khiến đá Peridot phải chịu áp lực lớn.
Khi làm sạch đá Peridot, bạn chỉ cần dùng nước ấm và khăn vải mềm sạch là đủ rồi.
Xem thêm:
- Đá Kyanite: Đặc tính, tác dụng, ý nghĩa phong thủy
- Đá thạch anh: tổng quan, tác dụng và ý nghĩa trong cuộc sống
- Đá Aquamarine là gì? Hợp mệnh gì? Tác dụng của đá Aquamarine
- Đá mắt hổ: Phân loại, tác dụng, ý nghĩa, hợp mệnh gì? Cách sử dụng