6 yếu tố định giá giá trị viên ngọc

Các bạn cùng An An tìm hiểu 6 cách để tự mình đánh giá giá trị của 1 tác phẩm từ ngọc nhé!

Độ mịn ngọc

Yếu tố quan trọng nhất là độ mịn của ngọc, không có bất kì gân đá hay bông đá xuất hiện, da ngọc sẽ đồng chất như sữa, còn gọi là đá già, điều này sẽ khiến 1 chất đậu già có giá trị hơn rất nhiều lần một chất nếp non. Tuy nhiên từ chất băng trở lên thủy tinh chủng thì tất cả đều là đá già. Điều này quyết định hầu hết 50% giá trị miếng ngọc.

Màu sắc ngọc

Yếu tố thứ nhì khiến ngọc tăng giá là các màu sắc và chắc chắn phải là các màu tươi. Nếu tươi mà còn đậm thì sẽ quyết định nốt 50% còn lại của giá trị. Như xanh tươi đậm, đỏ tươi đậm, cam tươi đậm, vàng tươi đậm v..v

Định giá giá trị ngọc

Màu sắc quyết định đến giá trị của ngọc

Độ trong ngọc

Độ trong là yếu tố thứ 3 quyết định giá trị ngọc vì độ trong do 2 điều tạo thành.

Một là sự sắp xếp cùng hướng của các phân tử, hai là sự trống rỗng của các phân tử còn gọi là đá non, khiến miếng ngọc như rỗng, thưa thớt, nhẹ cân, khô rít, nếu độ trong là do sự rỗng của đá non thì tạp chất bông đá gân sớ chắc chắn sẽ xuất hiện và điều này không có giá trị về độ ngọc.

Hình khối ngọc

Một miếng ngọc có độ trong cao còn do hình khối, khi khối quá mỏng thì hiển nhiên sẽ làm mắt người cảm thấy độ trong cao hơn một miếng ngọc dày, từ đó mà xảy ra tình trạng khéo léo xẻo những lát ngọc mỏng chất nếp băng để giả băng chủng, trong khi mật độ phân tử ngọc rất rỗng, không cao. Nên độ dày của khối quyết định rất lớn đến giá trị miếng ngọc.

Thứ hai là hình dạng khối. Một khối đều như trụ tròn, lập phương vuông, hình hộp chữ nhật thì sẽ giá trị hơn một khối đầu thừa đuôi thiếu, méo mó vô định hình.

Chế tác ngọc

Một quy luật của cuộc sống luôn bất di bất dịch rằng, nội dung chất lượng bên trong luôn đi kèm với hình thức bên ngoài. Nghĩa là một miếng ngọc được chạm khắc chăm chút tỉ mỉ ắt là một miếng ngọc tốt được trân quý. Ngược lại những gì hời hợt vô tâm trong nét tạc chính là dấu hiệu tố cáo miếng ngọc không có gì đáng giá để tâm tới.

Sự chạm khắc là linh hồn của miếng ngọc, như một tờ giấy trắng bỏ đi bỗng trở nên sáng tươi rực rỡ một vườn hoa có giá vài triệu đô như bức họa của Picaso. Huống hồ chi đó còn là miếng ngọc có đặc tính bền bỉ không sợ sự bào mòn của thời gian.

>>> Xem thêm: Tại sao ngọc tạc thủ công lại giá trị hơn tạc tự động bằng máy?

Các yếu tố quý hiếm khác của ngọc

Một là sự phản quang, miếng ngọc như được tráng phủ lên một lớp bạc mỏng luôn rực sáng lên khi có ánh sáng chiếu vào.

Hai là sự đọng sáng, do chiết suất và đặc tính của ngọc nên ánh sáng đi vào sẽ bị giữ bên trong không thoát ra được như có nước đọng lại.

Ba là sự bắt sáng của màu sắc và ánh ngọc bởi do sự đặc biệt của ngọc nên màu sắc từ ngọc luôn bắt mắt rực rỡ lên khi gặp ánh sáng, cũng làm cho sự phản chiếu ánh bóng của ngọc sắc nét như nước dính vào mà không thể tìm thấy ở các chất liệu khác.

Nếu hội tụ đầy đủ các yếu tố trên thì đó chính là một miếng ngọc cẩm thạch hay ngọc bích hoàn hảo, nhưng mà trên đời làm gì có sự hoàn hảo phải không?

Nguồn: Hoa Nhon Huynh – Hổ Lạc Hàm Khanh (Mr)